ChatGPT là gì? Cách đăng ký, sử dụng ChatGPT miễn phí

ChiasePremium
27 min readDec 6, 2022

--

Hãy cùng mình tìm hiểu ChatGPT là gì và cách đăng ký tài khoản ChatGPT cho người dùng VIệt Nam, cũng như các cách sử dụng ChatGPT miễn phí mà không cần đăng ký rườm rà.

ChatGPT là gì?

ChatGPT là một công cụ chatbot AI do công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) OpenAI tạo ra, dựa trên các đối thoại nguyên mẫu để hiểu ngôn ngữ tự nhiên và phản hồi bằng ngôn ngữ tự nhiên (giống như hai con người đang nói chuyện trực tiếp) với phạm vi trao đổi không giới hạn.

Cập nhật 15/3/2023: GPT-4 đã chính thức ra mắt với khả năng xử lý cả hình ảnh và văn bản. Nếu bạn đang sử dụng ChatGPT Plus bạn có thể truy cập sử dụng GPT-4 ngay bây giờ. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên với khả năng thông minh của GPT-4 đấy.

Kể từ khi ra mắt, công cụ này đã gây bão trên internet và có hơn một triệu người dùng trong vòng chưa đầy một tuần. Hầu hết người dùng đều bất ngờ về mức độ thông minh của công cụ chatbot này. Một số thậm chí còn coi ChatGPT là sự thay thế cho Google, vì ChatGPT có khả năng đưa ra giải pháp cho các vấn đề phức tạp một cách trực tiếp — gần giống như một người thầy dạy kiến ​​thức cá nhân.

Mã nguồn mở thay thế ChatGPT

(Cập nhật 31.12.2022) Mã nguồn mở thay thế Chat GPT liệu có khả thi?

Mã nguồn mở đầu tiên tương đương với ChatGPT của OpenAI đã xuất hiện có thể chạy trên máy tính của bạn với điều kiện máy tính của bạn phải đủ mạnh. Philip Wang, nhà phát triển chịu trách nhiệm về kỹ nghệ đảo ngược các hệ thống AI nguồn đóng bao gồm Make-A-Video của Meta, đã phát hành PaLM + RLHF, một mô hình hoạt động tương tự như ChatGPT.

Nhưng PaLM + RLHF không được đào tạo trước, nói cách khác là hệ thống này chưa được đào tạo dựa trên dữ liệu mẫu có sẵn để thực sự hoạt động như Chat GPT. Vì thế, khi tải xuống và cài đặt PaLM + RLHF xong, người dùng sẽ cần phải huấn luyện cho hệ thống này, để có thể hoạt động được như Chat GPT. Và việc huấn luyện về mặt lý thuyết là không hề khó nhưng cấu hình phần cứng cùng với lượng dữ liệu phải thật sự khủng. Chỉ riêng phần cứng, chẳng hạn sử dụng các chip Nvidia A100 GPUs, có thể lên đến hàng triệu đô la, để có khả năng biên dịch hàng tỷ gigabyte văn bản mà từ đó mô hình có thể học và xử lý khối lượng công việc đào tạo.

Tuy vậy, có thể coi PaLM + RLHF giống như một cái khung cơ sở có sẵn để người dùng, tùy thuộc vào lĩnh vực cần sử dụng, có thể huấn luyện AI của mình và sử dụng miễn phí (nếu huấn luyện thành công).

Vì mô hình thay thế ChatGPT mới ra mắt, nên chưa có nhiều thông tin cũng như tác dụng thực sự của mô hình này. Chúng ta hãy chờ đợi xem sao!

Thông tin tham khảo:

  1. https://techcrunch.com/2022/12/30/theres-now-an-open-source-alternative-to-chatgpt-but-good-luck-running-it/
  2. https://github.com/lucidrains/PaLM-rlhf-pytorch
  3. https://github.com/LAION-AI/Open-Assistant

Công nghệ chống đạo văn AIgiarism

Các hiệu trưởng và giảng viên đại học tại một số trường đại học ở Hoa Kỳ đã bày tỏ lo ngại rằng, ChatGPT có thể đưa ra những câu trả lời thuyết phục cho các câu hỏi trong kỳ thi, từ đó có thể gây ra làn sóng gian lận trong làm bài tập về nhà và bài kiểm tra.

Công ty đứng đằng sau ChatGPT, OpenAI, đang thực hiện một công nghệ “đánh dấu mờ” đầu ra của tất cả các văn bản do bot tạo ra, giúp phát hiện hành vi đạo văn dễ dàng hơn.

Trong một bài giảng tại Đại học Texas , Scott Aaronson, nhà nghiên cứu khách mời của OpenAI, nói rằng công ty đang làm việc trên một hệ thống chống gian lận bằng cách “đánh dấu đầu ra theo thống kê”. Công nghệ này sẽ hoạt động bằng cách điều chỉnh sự lựa chọn cụ thể của các từ do ChatGPT chọn một cách tinh vi, theo cách mà người đọc sẽ không biết được, nhưng sẽ có thể dự đoán được các dấu hiệu của văn bản do chat bot tạo ra.

Kể từ khi phát hành ChatGPT, nhiều tổ chức đã thiết lập các chính sách cụ thể chống lại việc gửi văn bản do AI tạo ra dưới dạng tác phẩm của chính họ. Stack Overflow, một trang hỏi đáp chuyên giúp các lập trình viên giải quyết các vấn đề về mã hóa, đã cấm người dùng gửi câu trả lời do ChatGPT viết. (source: here)

Cập nhật 31.1.2023: OpenAI ra mắt công cụ phát hiện văn bản do (các) AI tạo ra, bao gồm cả ChatGPT.

Văn bản để kiểm tra yêu cầu có độ dài tối thiểu là 1.000 ký tự, tương đương khoảng 150–250 từ. #OpenAI lưu ý: Công cụ này không phải lúc nào cũng chính xác, đôi khi công cụ này có thể đã vô tình xác định sai một số văn bản do AI viết thành văn bản do con người viết vì “nội dung văn bản được AI tạo ra này quá phổ biến trên internet.”

Ngoài ra, công cụ này cũng Không thể phát hiện đạo văn. OpenAI lưu ý thêm: Công cụ có nhiều khả năng hiểu sai văn bản do trẻ em viết hoặc bằng một ngôn ngữ không phải tiếng Anh (nếu bạn sử dụng #ChatGPT nhiều có thể bạn đã biết nhiều nội dung trả lời bằng tiếng Việt thực chất được dịch — máy dịch — từ nguyên văn tiếng Anh).

Để sử dụng bạn truy cập theo đường dẫn sau: https://platform.openai.com/ai-text-classifier

Bạn sẽ cần tạo tài khoản OpenAI miễn phí, việc tạo tài khoản này khá dễ dàng do không có yêu cầu gì đặc biệt như việc tạo tài khoản ChatGPT.

Cập nhật 08.1.2023: Một ứng dụng có thể phát hiện xem bài luận của bạn có được viết bởi ChatGPT hay không vừa mới được ra mắt, trong khi các nhà nghiên cứu đang tìm ra các cách thức hiệu quả để chống đạo văn AI.

Edward Tian, ​​một sinh viên khoa học máy tính tại Princeton, cho biết anh đã dành thời gian nghỉ lễ để xây dựng GPTZero. Chương trình của Tian sẽ phân tích văn bản về độ phức tạp và “tính ngẫu nhiên” để đánh giá xem văn bản đó do con người hay do máy móc tạo ra.

Link truy cập: http://gptzero.me/ (đôi khi truy cập không được do quá tải). Bạn hãy trải nghiệm xem sao nhé!

Cập nhật 16/2/2023: Tác giả GPTZero xác nhận đã hợp tác với công ty phần mềm cao cấp K16 để nâng cao giải pháp phát hiện đạo văn AI dùng trong giáo dục. Chi tiết bạn có thể xem tại đây.

Cập nhật 29/1/2023: DetectGPT (“zero-shot”): phương pháp mới phát hiện văn bản tạo bởi AI, tác giả là Đại học Stanford.

DetectGPT có cơ chế phát hiện khác với các phương pháp đang sử dụng phổ biến hiện nay dùng để phát hiện văn bản tạo bởi AI. Phương pháp phổ biến là: : sử dụng cùng nguồn dữ liệu mà AI đã sử dụng (hoặc nguồn dữ liệu tương tự) hoặc cách thức tương tự mà AI tạo văn bản đã được huấn luyện trước đó. Do đó, nếu sử dụng AI khác thì phương pháp có thể Không hiệu quả.

Thay vào đó, DetectGPT sử dụng một phương pháp được gọi là “zero-shot”, cho phép phát hiện bất kể văn bản nào được tạo ra bởi bất kể AI nào, theo bất kỳ cách thức huấn luyện AI nào, đã được sử dụng. Nói cách khác, DetectGPT (“zero-shot”) “toàn năng hơn”, có thể “điều trị” với tất cả các thể loại văn bản tạo bởi các loại AI khác nhau.

Hiện nhóm phụ trách đang hoàn thiện phương pháp này.

Chi tiết báo cáo bạn có thể xem tại đây: https://ericmitchell.ai/detectgpt/

Ngày hôm qua (06/2/2023), Google công bố chính thức mô hình chatbot của mình, có tên là Bard. Bard cũng được xây dựng bằng Mô hình ngôn ngữ tương tự như ChatGPT, sử dụng nền tảng công nghệ có sẵn trước đó của Google.

(Source: https://blog.google/technology/ai/bard-google-ai-search-updates/)

Bard hiện đã có phiên bản dùng thử giới hạn (do Google gửi đến). Google cho biết thêm Bard đang sử dụng phiên “thấp hơn” của LaMDA, vì vậy này có thể dễ dàng mở rộng quy mô sau thời gian dùng thử để tiếp cận nhiều người dùng hơn.

(Video credit: Google.com)

Thông tin chính thức bạn có thể xem tại đây: https://blog.google/technology/ai/bard-google-ai-search-updates/

Cập nhật 18/3/2023: Hiện tại bạn có thể tham gia danh sách chờ Đăng ký thử nghiệm chatbot Claude, hoạt động tương tự và có thể tốt hơn #ChatGPT. Những người có quyền truy cập thử nghiệm có thể sử dụng Claude thông qua giao diện trò chuyện trong bảng điều khiển dành cho nhà phát triển của Anthropic (khá giống với giao diện ChatGPT) hoặc thông qua API.

Link đăng ký tham gia danh sách: https://www.anthropic.com/earlyaccess

Cập nhật 30/1/2023: Baidu (‘Google của Trung Quốc’) dự kiến ra mắt Chat Bot tương tự như ChatGPT vào tháng 3/2023 (theo tin tức từ báo Bloomberg)

Anthropic, công ty khởi nghiệp được sáng lập bởi các cựu nhân viên của OpenAI, đã huy động được hơn 700 triệu đô la tài trợ và đang phát triển một hệ thống AI tương tự như #ChatGPT của OpenAI, có tên gọi là Claude.

Cập nhật 3/2/2023: Google xác nhận đầu tư 300 triệu đôla vào Anthropic với quyết tâm giành lợi thế trước sự phát triển nhanh chóng của ChatGPT (Nguồn: FT.com)

(Liệu có thể coi Claude là “đối thủ xứng tầm” của #ChatGPT ở thời điểm hiện tại?)

Claude được tạo ra bằng cách sử dụng một kỹ thuật mà công ty Anthropic đã phát triển, có tên là “constitutional AI” — “AI hiến pháp” (tạm dịch)”. Như công ty giải thích trên Twitter, “constitutional AI” cung cấp cách tiếp cận “dựa trên các nguyên tắc” để điều chỉnh Claude theo ý định của con người, cho phép AI Claude trả lời các câu hỏi tương tự như ChatGPT bằng cách sử dụng bộ quy tắc hướng dẫn.

(Tại sao lại phải có “bộ quy tắc hướng dẫn” này? Để đảm bảo thông tin được AI đưa là là an toàn, phù hợp với tiêu chuẩn xã hội của loài người — #ChiasePremium)

Công ty Anthropic đề ra một danh sách khoảng mười nguyên tắc, được kết hợp với nhau, tạo thành một loại “hiến pháp” (do đó có tên là “AI hiến pháp”). Các nguyên tắc này hiện tại chưa được công khai, nhưng Anthropic cho biết thêm, Hiến pháp dựa trên các khái niệm về lợi ích (tối đa hóa tác động tích cực), không á.c ý (tránh đưa ra lời khuyên có h.ại) và quyền tự chủ (tôn trọng quyền tự do).

Không chỉ có thế, đằng sau AI Claude, lại có một mô hình AI khác chịu trách nhiệm xét duyệt câu trả lời. Hệ thống này sử dụng các nguyên tắc để tự tối ưu thông tin, và/hoặc sửa đổi các câu trả lời cho phù hợp với các quy tắc đã đặt ra (hiến pháp), sắp xếp những phản hồi phù hợp nhất với hiến pháp.. Mô hình này đã được sử dụng để đào tạo Claude, đối thủ sắp tới của ChatGPT.

Trong lần phỏng vấn với tạp chí ABC News (17/3/2023), Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman cảnh báo rằng các nhà phát triển AI khác đang làm việc trên các công cụ giống như ChatGPT nhưng không đặt ra giới hạn giới hạn an toàn. Chi tiết cuộc phỏng vấn này bạn có thể xem trên Youtube: https://youtu.be/mL5wI3tkXkw

ChatGPT API

Tích hợp ChatGPT

Cập nhật 16/3/2023: Microsoft 365 sẽ sử dụng AI (GPT-4), dưới tên gọi là Microsoft 365 Copilot. Tuy nhiên thời điểm chính thức ra mắt công cụ này vẫn chưa được Microsoft công bố. ( https://blogs.microsoft.com/blog/2023/03/16/introducing-microsoft-365-copilot-your-copilot-for-work/)

Microsoft 365 Copilot được giới thiệu như là “người bạn đồng hành trong công việc hàng ngày của bạn”. Bộ công cụ này sử dụng sức mạnh kết hợp của các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) với dữ liệu trong Microsoft Graph và các ứng dụng Microsoft 365 để biến từ ngữ của bạn thành công cụ năng suất mạnh mẽ nhất” (Microsoft cho biết).

Copilot được tích hợp vào Microsoft 365 theo hai cách: Được nhúng trong các ứng dụng Microsoft 365 mà bạn sử dụng hàng ngày như Word, Excel, PowerPoint, Outlook, Teams, v.v và cách thứ hai hoạt động độc lập dưới dạng một chatbot có tên là Business Chat. Với sự hỗ trợ của Copilot bạn có thể tự động hóa tác vụ văn phòng của mình một cách đơn giản.

Source: https://blogs.microsoft.com/blog/2023/03/16/introducing-microsoft-365-copilot-your-copilot-for-work/

Cập nhật 07/3/2023: Microsoft giới thiệu Dynamics 365 Copilot (mới): giải pháp AI cho các công việc thường ngày ở doanh nghiệp, email, ghi chú cuộc họp, tư vấn hỗ trợ khách hàng,… Chi tiết bạn có thể cập ở link sau: https://blogs.microsoft.com/blog/2023/03/06/introducing-microsoft-dynamics-365-copilot/

Hiện nay nhiều nền tảng dịch vụ đang bắt đầu triển khai tích hợp với ChatGPT. Mới đây nhất, Dịch vụ Azure OpenAI của Microsoft cho phép người dùng quyền truy cập vào thư viên (đầy đủ tính năng) của GPT-3.5, Codex và DALL-E 2.

Tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 53 (2023) tại Davos, Thuỵ Sĩ, Giám đốc điều hành Coursera, Jeff Maggioncalda cho biết, nền tảng đào tạo trực tuyến đã lên kế hoạch tích hợp với ChatGPT và đào tạo ChatGPT bằng dữ liệu của #Coursera để có ‘smartest professors’ (giáo sư thông minh nhất).

Glassbox, nhà cung cấp dịch vụ phân tích trải nghiệm kỹ thuật số cho các ứng dụng web và di động hàng đầu hiện nay thông báo rằng công ty đang tích hợp công cụ ChatGPT vào nền tảng của mình, giúp khách hàng dễ tiếp cận dịch vụ của Glassbox hơn bao giờ hết, cụ thể là, sự tích hợp này sẽ làm cho khách hàng sử dụng dịch vụ Glassbox dễ dàng hơn, thông qua các thao tác sử dụng đơn giản hơn (chẳng hạn, được Chatbot gợi ý, hướng dẫn chi tiết…). Ngoài ra, người dùng có thể đặt các câu hỏi liên quan đến kinh doanh bằng ngôn ngữ mẹ đẻ,không cần phiên dịch và chỉ trong vài giây sẽ nhận được các dữ liệu chi tiết như yêu cầu.

Hôm 9/3/2023, Discord thông báo bắt đầu thử nghiệm chatbot Clyde (sử dụng nền tảng ChatGPT) và các tính năng AI khác, chẳng hạn Clyde có thể tóm tắt cuộc trò chuyện giữa các “game thủ” hay giúp quản trị viên kiếm soát nhóm,… Hiện tại tính năng này đang trong giai đoạn hoàn thiện, Discord “cam kết” sẽ thúc đẩy nhanh tiến trình này để sớm ra mắt phiên bản Clyde tới tất cả người dùng.

Sau khi OpenAI cung cấp dịch vụ ChatGPT API số lượng dịch vụ kết nối sử dụng ChatGPT đang tăng lên nhanh chóng. Có lẽ viễn cảnh “nhà nhà, người người dùng ChatGPT” đang trở nên hiện thực hơn.

Sử dụng ChatGPT cho WordPress

Cập nhật 26/1/2023: SEOPress, WordPress plugin SEO, cho phép người sử dụng kết nối trực tiếp với #ChatGPT để tối ưu SEO cho bài viết (title, description meta tags…). Chi tiết: https://www.seopress.org/newsroom/product-news/seopress-6-3/

Mới đây nhất, một nhà phát triển WordPress Johnathon Williams đã yêu cầu ChatGPT hỗ trợ WordPress thông qua một plugin kết nối. Thông thường, tạo plugin là một nhiệm vụ đòi hỏi trình độ kỹ thuật nhất định. Nhưng Williams đã chứng minh rằng, với một chút hướng dẫn của chuyên gia, ChatGPT có thể giảm đáng kể lượng thời gian cần thiết để hoàn thiện một plugin WordPress.

Như vậy ngay cả trong giai đoạn thử nghiệm beta, khả năng của ChatGPT là rất ấn tượng. Bên cạnh những phản hồi tích cực, mọi người đang tìm kiếm cách thức ứng dụng công cụ này vào thực tế.

Một số ví dụ.

YouTuber Liv Boeree cảm thấy rằng việc trẻ em dành hàng giờ để làm bài tập về nhà sẽ chỉ còn là quá khứ — ChatGPT sẽ thực hiện công việc đó cho bọn trẻ. Liv Boeree đã thử nghiệm bằng cách yêu cầu bot viết một bài luận dài 4 đoạn và giải một phương trình toán học phức tạp — tất cả đều diễn ra rất hoàn hảo.

Người sáng lập công ty khởi nghiệp phần mềm Amjad Masad đã nhờ ChatGPT phát hiện các lỗi trong đoạn code của anh ấy và ChatGPT đã đưa ra phân tích chi tiết lỗi đó cũng như cách khắc phục.

Trong khi đó, Nhạc sĩ người Canada Grimes lại quan tâm đến khía cạnh tình cảm. Khi cô ấy hỏi ChatGPT liệu nó có cảm thấy “bị mắc kẹt tình cảm” hay không, thì ChatGPT đã trả lời bằng nó không có khả năng cảm thấy như vậy.

Cập nhật 24/2/2023: OpenAI ra thông báo về AGI — “trí tuệ nhân tạo tổng quát” (tạm dịch) bao gồm chi tiết các bước chuẩn bị “nếu AGI được tạo thành công”, trong đó có cả những phòng tránh rủi ro mà AI mang lại. Chi tiết các bạn có thể xem tại link sau: https://openai.com/blog/planning-for-agi-and-beyond/

ChatGPT dựa trên mô hình ngôn ngữ do OpenAI tạo ra, thường gọi là GPT-3.5. Mô hình này có định dạng đối thoại giúp ChatGPT có khả năng “trả lời các câu hỏi tiếp theo, thừa nhận lỗi của mình, thách thức các cơ sở không chính xác và từ chối các yêu cầu không phù hợp”.

Với sự ra mắt của ChatGPT cùng hàng loạt công cụ AI khác, thì nhu cầu về khai thác sử dụng AI đang ngày một tăng. Mới đây, Fiverr — nền tảng tìm kiếm việc làm dành cho các freelancer — đã tạo hẳn một danh mục việc làm mới, có tên gọi là “ AI Services”. Nếu bạn biết khai thác và sử dụng AI một cách hiệu quả, cơ hội cho bạn là rất nhiều!

Ngoài ra, bạn có thể tham gia chợ ứng dụng AI https://promptbase.com/, nơi bạn có thể bán các giải pháp tương tác với AI để tạo ra kết quả đầu ra như ý muốn.

Nếu bạn muốn trải nghiệm công cụ tìm kiếm có sử dụng AI với 1 kết quả duy nhất (chọn tab ‘Chat’) thì ngay bây giờ có thể sử dụng You.com.

(06/1/2023): OpenAI đang đàm phán để bán cổ phần hiện có trong một đề nghị đấu thầu, trong đó công ty được định giá ở mức 29 tỷ đô la Mỹ, theo tin tức từ tờ tạp chí Wall Street Journal.

Tờ tạp chí này cho biết thêm, các công ty đầu tư mạo hiểm Thrive Capital và Founders Fund đang thảo luận để đầu tư vào thương vụ này.

Tin tức liên quan, tại hội nghị quốc tế về máy học toàn cầu vừa mới diễn ra (ICML) thống nhất Cấm sử dụng văn bản học thuật được tạo ra hoàn toàn bởi AI (chẳng hạn như ChatGPT…) nhưng có ngoại lệ.

Cụ thể là, hội nghị quốc tế về máy học (ICML) đã công bố chính sách này vào đầu tuần, nêu rõ: “Các văn bản được tạo từ mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) như ChatGPT, đều bị cấm, trừ khi văn bản được tạo ra này là một phần của báo cáo phân tích thực nghiệm.”

Theo ICML, sự gia tăng của các mô hình ngôn ngữ AI có thể truy cập công khai như ChatGPT thể hiện một sự phát triển “thú vị” tuy nhiên đi kèm với “những hậu quả không lường trước được [và] những câu hỏi chưa được trả lời”. Có 2 câu hỏi lớn cần phải giải quyết vào lúc này. Đó là:

Câu hỏi thứ nhất, ai là chủ sở hữu văn bản được tạo ra bởi ChatGPT vì rõ ràng ChatGPT được đào tạo bằng nguồn dữ liệu công khai, dữ liệu này thường được thu thập mà nhiều khi không có sự đồng ý của chủ sở hữu (gốc) và đôi khi ChatGPT trả lời bằng cách lặp lại nguyên văn thông tin này… Câu hỏi thứ hai liên quan đến một cuộc tranh luận về quyền tác giả — nghĩa là ai “viết” một văn bản do AI tạo ra: máy móc hay là người điều khiển máy móc đó (người sử dụng AI)? Điều này đặc biệt quan trọng vì ICML chỉ cấm văn bản “được tạo ra hoàn toàn” bởi AI. Các nhà tổ chức hội nghị cho biết họ không cấm sử dụng các công cụ như ChatGPT “để chỉnh sửa hoặc đánh bóng văn bản do tác giả viết” và lưu ý rằng nhiều tác giả đã sử dụng “các công cụ chỉnh sửa văn bản bán tự động” chẳng hạn như Grammarly cho mục đích này. (Nguồn: TheVerge)

Xem thêm: Chuyển đổi file trực tuyến kèm Free AI Writing Tools | All-in-One | Full acesss | Unlimited

Danh sách những Thử nghiệm Ấn tượng và Thất vọng với ChatGPT AI | Tổng hợp 👇

Có thể bạn đã trải nghiệm hoặc đã xem ở đâu đó các ví dụ minh họa về khả năng của ChatGPT. Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời, mới lạ (đôi khi hài hước nữa) thì ChatGPT cũng đưa ra khá nhiều câu trả lời “dở khóc, dở cười”.

Nếu bạn cần tìm một danh sách những ví dụ minh họa về khả năng của ChatGPT ở thời điểm hiện tại thì có thể tham khảo 02 link sau, bao gồm danh sách các ví dụ mà ChatGPT trả lời sai (link thứ nhất) và khả năng tuyệt vời của ChatGPT (link thứ 2), do một/một nhóm người dùng sưu tầm và chia sẻ. (Rất tiếc là các ví dụ tiếng Việt trong đây rất ít, hoặc không có, bạn có thể tham gia chia sẻ).

  1. https://github.com/giuven95/chatgpt-failures
  2. https://github.com/shoaibahmed/awesome-ChatGPT

Tin mới nhất (11.01.2023), OpenAI vừa tung ra cập nhật cho #ChatGPT với độ chính xác được cải thiện rõ rệt (xem hình, nguồn #OpenAI).

ChatGPT Plus

Cập nhật 02/2/2023: OpenAI chính thức ra mắt gói đăng ký trả phí ChatGPT plus với mức phí 20 USD/tháng. Hiện tại chỉ người dùng tại Mỹ mới có thể đăng ký gói này. Gói đăng ký này hiện tại đã được hỗ trợ ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên theo phản ánh của cộng đồng mạng, người dùng vẫn đang gặp nhiều khó khăn ở khâu thanh toán.

Công ty cho biết, sẽ mở rộng đối tượng người dùng ở các quốc gia khác trong vài tuần tới. Các tính năng chính của gói đăng ký tài khoản ChatGPT plus bao gồm:

  • “General access to ChatGPT, even during peak times
  • Faster response times
  • Priority access to new features and improvements” source: openai.com

Thông tin chi tiết: https://openai.com/blog/chatgpt-plus/

Cập nhật 20/3/2023: Do có quá nhiều người sử dụng, dịch vụ ChatGPT đã phải ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian để công ty “bổ sung công suất”.

Trên trạng thái dịch vụ của OpenAI cho biết rằng công cụ này đã ngừng hoạt động ngay trước 10 giờ sáng theo giờ Thái Bình Dương vào ngày 20 tháng 3. Công ty tuyên bố đang điều tra trước khi kết luận rằng các sự cố là do “sự giảm công suất khả dụng không chủ ý”.

Bạn có thể cập nhật trạng thái hoạt động của ChatGPT tại website: https://status.openai.com/

ChatGPT Pro

Gói đăng ký ChatGPT Pro sắp ra mắt, theo Greg Brockman, CEO của ChatGPT. Và đã chính thức ra mắt hôm 20/1/2023 với mức phí nâng cấp là 42 USD/tháng. Hiện tại thì mình thấy chỉ có gói đăng ký tháng, không có gói đăng ký năm. Và chỉ chấp nhận thanh toán thông qua VISA/Mastercard.

Cập nhật tháng 3/2023: hiện tại gói đăng ký này đã chấm dứt. Theo một số tin tức từ báo chí cho biết thì gói ChatGPT Pro là gói thử nghiệm của OpenAI trước khi cung cấp gói ChatGPT Plus và chỉ có một số tài khoản (giới hạn) mới có thông tin cập nhật lên gói này. Có thể đây là động thái thăm dò phản ứng của người dùng về một mức phí có thể chấp nhận được.

Trước đó, CEO của ChatGPT cho biết, gói đăng ký tài khoản ChatGPT Pro sẽ có giới hạn sử dụng nhiều hơn và thời gian xử lý nhanh hơn, tuy nhiên sẽ chưa có API trong gói đăng ký ChatGPT Pro này.

Nguồn: https://twitter.com/gdb/status/1612986134048698369

GPT-3.5

GPT-3.5 là một mô hình ngôn ngữ sử dụng phương pháp học sâu để tạo ra văn bản giống con người. Trong khi mô hình GPT-3 trước đó chỉ có khả năng nhận thông tin thông qua văn bản và cố gắng diễn giải bằng văn bản do chính AI tạo ra, thì ChatGPT có năng lực lớn hơn. ChatGPT có khả năng tốt hơn nhiều trong việc tạo ra văn bản chi tiết hơn và thậm chí có thể tạo ra những bài thơ. Một đặc điểm độc đáo khác là bộ nhớ. Bot (ChatGPT) có thể nhớ các nhận xét trước đó trong một cuộc trò chuyện và sử dụng lại chúng để đối thoại với người dùng.

Cho đến nay, OpenAI mới chỉ cho phép mọi người thử nghiệm phiên bản ChatGPT beta. Và dự kiến sẽ cấp quyền truy cập API trong năm tới. Với quyền truy cập API này, các nhà phát triển sẽ có thể ứng dụng ChatGPT vào phần mềm của riêng họ, từ đó thúc đẩy cộng đồng người dùng ChatGPT đông đảo hơn và mang lại nhiều kết quả thực tế hơn.

ChatGPT — tốt nhưng chưa hoàn hảo

Trong khi nhiều người kinh ngạc về khả năng của bot, thì một số người cũng nhanh chóng nhận ra những hạn chế của nó. ChatGPT vẫn có xu hướng chứa thông tin sai lệch và thiên vị, đây cũng là điều đã gây khó khăn cho người dùng ở các phiên bản GPT trước đó. Ví dụ, ChatGPT có thể đưa ra câu trả lời không chính xác cho các bài toán đại số. Nhưng nó lại có vẻ rất tự tin vào các câu trả lời siêu chi tiết của mình, vì thế, mọi người có thể dễ dàng bị đánh lừa khi tin rằng đó là sự thật.

OpenAI hiểu những sai sót này và đã thông báo cho người dùng trên blog: “ChatGPT đôi khi viết những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng không chính xác hoặc vô nghĩa. Khắc phục vấn đề này là một thách thức đối với chúng tôi, vì: (1) trong quá trình đào tạo ChatGPT, hiện tại không đủ nguồn tin là thật; (2) huấn luyện mô hình trở nên thận trọng hơn khiến nó từ chối các câu hỏi mà nó có thể trả lời đúng; và (3) đào tạo có giám sát vì câu trả lời lý tưởng phụ thuộc vào những gì mô hình biết, hơn là những gì người dùng biết.”

Bỏ qua những hạn chế, #ChatGPT vẫn là một chat bot thú vị để tương tác. Bạn có thể dùng thử từ sau khi đăng ký tại website nhà cung cấp dịch vụ.( https://chat.openai.com/auth/login)

Kỹ năng sử dụng AI

Một trong những hạn chế của GPT-3 và của các mô hình ngôn ngữ lớn nói chung (hệ thống AI được đào tạo dựa trên lượng lớn văn bản) cho đến nay là, lời nhắc/câu hỏi đặt ra cho AI cần phải được viết cẩn thận để có được kết quả như ý muốn.

Chẳng hạn, khi người sử dụng ChatGPT viết câu hỏi không rõ ràng thì có thể sẽ nhận được kết quả đầu ra không trung thực, sai hoặc thậm chí phản ánh quan điểm cực đoan.

Tràn ngập ứng dụng rác mang tên ChatGPT

Cập nhật 11.1.2023: Một số nhà phát triển đang cố gắng tận dụng xu hướng nóng “ChatGPT”, bằng cách tạo ra các ứng dụng đáng ngờ — cả trên App Store và Play Store — nhằm mục đích kiếm tiền dưới danh nghĩa người dùng phải chi thêm tiền để sử dụng phiên bản Pro hoặc mua thêm credit để nhận được nhiều câu trả lời hơn từ AI.

Điều quan trọng cần nhớ là: ChatGPT OpenAI hiện tại miễn phí sử dụng cho bất kỳ ai thông qua trình duyệt web và OpenAI chưa phát hành bất kỳ ứng dụng di động chính thức nào. Hiện tại cũng không có API ChatGPT chính thức (cách đăng ký miễn phí thì mình có chia sẻ chi tiết ở một post khác trên Facebook Page hoặc trên blog ChiasePremium).

Mới đây, theo tin từ tờ Macrumors, một ứng dụng có tên “Chat GPT AI With GPT-3” trên chợ ứng dụng App Store đã lọt vào bảng xếp hạng hàng đầu trong danh mục năng suất ở nhiều quốc gia. Ngoài ra, nhiều ứng dụng chỉ cần tên ứng dụng mang chữ “ChatGPT” hoặc trong phần mô tả tính năng có cụm từ “ChatGPT” cũng được tải xuống khá nhiều.

Cuối tuần qua, Giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp công nghệ giáo dục Bloomtech Austen Allred đã tweet rằng App Store có rất nhiều ứng dụng — không liên quan đến OpenAI — đang cố tính phí khi sử dụng ChatGPT.

Cửa hàng Google Play cũng chứa đầy các ứng dụng ChatGPT sơ sài với hàng nghìn lượt tải xuống không cung cấp bất kỳ chức năng nào có thể sử dụng được.

Hiện chưa rõ Apple và Google có động thái xử lý các ứng dụng này như thế nào.

Cách đăng ký ChatGPT

Mặc dù ChatGPT chưa hỗ trợ người dùng Việt Nam nhưng với “thủ thuật” dưới đây bạn có thể đăng ký ChatGPT dễ dàng.

Cập nhật 11/2/2023: ChatGPT đã chính thức hỗ trợ người dùng tại Việt Nam. Do đó các hướng dẫn dưới đây mặc dù vẫn có thể áp dụng nhưng thực sự không cần thiết. Bạn có thể tự đăng ký một tài khoản ChatGPT miễn phí ngay bây giờ, mà không cần dùng VPN để đổi địa chỉ IP, cũng như có thể sử dụng thẻ thanh toán của các ngân hàng ở Việt Nam.

Có nhiều cách đăng ký ChatGPT, ở đây mình xin chia sẻ cách đăng ký nhanh chóng và có lẽ là nhanh nhất ở thời điểm hiện tại.

1-Bạn cần có một điện thoại di động.

2-Số điện thoại có khả năng thanh toán qua chợ ứng dụng, ở đây mình dùng sim Viettel do đó, mình có thể thanh toán trực tiếp bằng số tiền có trong tài khoản sim Viettel (mà không cần sử dụng thẻ thanh toán, có thể quy đổi ra ngoại tệ dễ dàng).

3-Số tiền thanh toán khoảng gần 30 nghìn đồng.

4-Có thể cần dùng thêm thẻ thanh toán ngân hàng hoặc không cần (chế độ trial của OpenAI không bắt buộc, trừ khi bạn muốn trải nghiệm rất nhiều chẳng hạn tạo văn bản dài…).

Chi tiết

Thứ tự các bước như sau (ở đây mình thực hiện trên điện thoại Android, có tài khoản chợ ứng dụng Google và dùng sim Viettel làm phương tiện thanh toán mua ứng dụng)

1. Tải và cài ứng dụng “PingMe Second Phone Number App”:

https://play.google.com/store/apps/details?id=tel.pingme&hl=en&gl=US

- Sau đó tạo tài khoản ứng dụng (dùng địa chỉ email của bạn hoặc dùng số điện thoại, nên dùng địa chỉ email để đăng ký tài khoản bạn nhé).

- Kiểm tra email và nhập mã xác thực đăng ký.

2. Chọn số điện thoại ở quốc gia mà OpenAI đang hỗ trợ: ở đây mình chọn USA.

3. Chọn số dịch vụ, ở đây mình chọn số bất kỳ. Sau đó, chọn hình thức thanh toán là thanh toán qua tài khoản sim Viettel (Google Play cho phép sử dụng sim Viettel làm tài khoản thanh toán. Tổng số tiền thanh toán và phí trả cho Viettel tất cả là 28k).

4. Truy cập vào ChatGPT trên OpenAI

- Sử dụng một dịch vụ VPN (trả phí hoặc miễn phí để đổi truy cập sang USA).

- Tạo tài khoản OpenAI/ChatGPT: mở email và nhập mã xác thực.

5. Trên “PingMe Second Phone Number App” trước khi chọn số, bạn cần chọn website mà “PingMe Second Phone Number App” hỗ trợ, ở phần danh sách bạn chọn đúng tên website là OpenAI/chatGPT

- Chọn số USA hoặc số USA bất kỳ.

- Tiến hành thanh toán (vì mình chỉ dùng 1 lần để lấy code xác thực do đó, mình chọn gói thanh toán rẻ nhất).

6. Tiếp tục quay trở lại trang đăng ký ChatGPT/OpenAI. Sau khi nhập mã xác thực gửi vào email. OpenAI yêu cầu người dùng nhập số điện thoại.

- Nhập số điện thoại vừa mua ở “PingMe Second Phone Number App”

- Trên trang đăng ký, ấn “Send Code”

- Mở “PingMe Second Phone Number App” và lấy mã (6 chữ số) nhập vào phần code xác thực trên trang đăng ký OpenAI.

7. Sau khi nhập mã xác thực xong, bạn đã có thể sử dụng chatGPT được ngay mà chưa cần nhập thẻ ngân hàng. (Nếu bạn sử dụng nhiều/tạo nhiều văn bản dài/ thì mới cần sử dụng thẻ thanh toán). Trong trường hợp trải nghiệm thì không cần thiết.

- Ở góc trên bên trái bạn chọn New Chat, sau đó, ở màn hình bên phải bạn nhập Câu hỏi.

- ChatGPT sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong vài giây.

Note: Sau khi đăng ký thành công bạn có thể “add” thêm người dùng vào nhóm của mình để cùng trải nghiệm GPT miễn phí.

Chatbot Poe

Cập nhật 07.2.203. Chatbot Poe của Quora.com lấy dữ liệu từ ChatGPT (OpenAI) + Anthropic và một số chatbot AI khác để trả lời câu hỏi truy vấn của người dùng.

Hôm thứ 6 vừa qua, Quora đã mở quyền truy cập công khai vào ứng dụng chatbot AI mới của mình có tên Poe , cho phép người dùng đặt câu hỏi và nhận câu trả lời từ một loạt các chatbot AI, bao gồm #ChatGPT của OpenAI và các công ty khác như #Anthropic . Ngoài việc cho phép người dùng thử nghiệm các công nghệ AI mới, nội dung trả lời của Poe sẽ giúp phát triển Quora, công ty cho biết.

Quora lần đầu tiên công bố ứng dụng di động chatbot Poe vào tháng 12, tuy nhiên vào thời điểm đó những ai muốn dùng sẽ cần có lời mời (invite) từ Quora. Hiện tại, app Poe (Quora) chỉ có trên iOS, nhưng Quora cho biết dịch vụ này sẽ xuất hiện trên các nền tảng khác sau vài tháng nữa.
image credit: #quora

Chi tiết: https://quorablog.quora.com/Poe-1

Link đăng ký: https://apps.apple.com/app/poe-fast-helpful-ai-chat/id1640745955

Tài khoản ChatGPT miễn phí

Nếu bạn không muốn đăng ký thông qua các bước ở trên mà muốn dùng ngay ChatGPT thì có thể tham khảo cách thức dưới đây.

Nhà phát triển Merlin đã tích hợp tiện ích mở rộng cho trình duyệt Chrome kết nối trực tiếp đến ChatGPT.

Tất cả các thao tác bạn cần làm: cài đặt trình duyệt Chrome, sau đó cài đặt tiện ích mở rộng sau:

https://chrome.google.com/webstore/detail/merlin-openai-powered-bro/camppjleccjaphfdbohjdohecfnoikec/related

Sau khi cài đặt tiện ích mở rộng này cho trình duyệt Chrome, để truy cập nhanh vào cửa sổ trò chuyện với ChatGPT bạn ấn tổ hợp phím Ctrl+G (hoặc Command+G, nếu dùng hệ điều hành Mac).

Một cửa sổ hiện ra và bạn hãy đặt câu hỏi cho ChatGPT để trải nghiệm nhé.

Cập nhật 28.12.2022:

Hiện nay có khá nhiều tiện ích ứng dụng ChatGPT đang miễn phí cho người dùng trải nghiệm, chẳng hạn nói chuyện với ChatGPT Bot thông qua đối thoại âm thanh (chat voice), YouTube Summary với ChatGPT,…

Danh sách các tiện ích sử dụng ChatGPT (được cập nhật liên tục):

“This add-on will help you achieve some tasks such as:
— generating blogposts ideas
— writing whole paragraphs or procedures
— cleaning up lists of names, adresses, emails or companies
— classifying lists of reviews with sentiment analysis or feature categorization
— summarizing reviews
— writing responses to online comments
— trying different versions of a prompt quickly
— working on ad copy (PPC, Google ads, Facebook ads)
— working on SEO metadata (titles, descriptions)
— working on landing page copy
— managing and cleaning product catalogs for e-commerce stores (Shopify and Amazon)
— translations

Docs:
— outlining a piece of content
— expanding a piece of content
— writing emails or blogs
— summarizing notes
— translating content
— changing the style of content

In addition, this add-on will let you experiment easily with hyperparameters:
— temperature
— model
— maxTokens

This add-on is completely free to use. You only need to pay OpenAI’s API cost. You will need to insert your OpenAI api key.” source: https://workspace.google.com/

Link cài đặt: https://workspace.google.com/marketplace/app/gpt_for_sheets_and_docs/

https://chrome.google.com/webstore/detail/chatgpt-chrome-extension/cdjifpfganmhoojfclednjdnnpooaojb

https://github.com/wong2/chat-gpt-google-extension

https://chrome.google.com/webstore/detail/promptheus-converse-with/eipjdkbchadnamipponehljdnflolfki

Thông tin tham khảo:

  1. https://en.wikipedia.org/wiki/GPT-3
  2. https://openai.com/blog/chatgpt/
  3. https://openai.com/blog/language-model-safety-and-misuse/
  4. https://arxiv.org/abs/2210.10760
  5. https://hackerone.com/twitter-algorithmic-bias

ChatGPT Desktop Application (Mac, Windows and Linux)

Đây là phần mềm ChatGPT cho máy tính, cài đặt và sử dụng như hầu hết các phần mềm ứng dụng khác.

Link download:

Các tính năng chính:

“Multi-platform: macOS Linux Windows
Export ChatGPT history (PNG, PDF and Share Link)
Automatic application upgrade notification
Common shortcut keys
System tray hover window
Powerful menu items
Support for slash commands and their configuration (can be configured manually or synchronized from a file #55)
Customize global shortcuts (#108)
Pop-up Search (#122 mouse selected content, no more than 400 characters): The application is built using Tauri, and due to its security restrictions, some of the action buttons will not work, so we recommend going to your browser.” (source: https://github.com/lencx/ChatGPT)

Thông tin chi tiết mời bạn cập nhật ở link sau: https://github.com/lencx/ChatGPT

5 Công cụ thay thế Google

Cập nhật 09/3/2023: Công cụ tìm kiếm riêng tư DuckDuckGo mới ra mắt tính năng sử dụng công nghệ của OpenAI (người tạo ra ChatGPT) và Anthropic (đối thủ của OpenAI, xem chi tiết ở phần nội dung bên trên), trả về kết quả truy vấn được trích dẫn từ các nguồn uy tín. Tính năng này hiện hoàn toàn miễn phí và đang trong giai đoạn thử nghiệm. Chi tiết bạn có thể tìm hiểu tại đây: https://spreadprivacy.com/duckassist-launch/

1. ChatGPT for Search Engines extension (Chrome, Firefox, Edge): Trả lại kết quả tìm kiếm bao gồm câu trả lời của ChatGPT cùng với danh sách kết quả tìm kiếm từ Google, Bing, DuckDuckGo.

- Chú ý để sử dụng bạn cần có tài khoản Chat GPT để kết nối với #ChatGPT.
Link truy cập: https://chatonai.org/

2. Swurl (Web): Trả về kết quả tìm kiếm được lấy từ Google, YouTube, Instagram, Twitter và Reddit chỉ với 1 lần nhập từ khóa tìm kiếm.

3. CrowdView: kết quả tìm kiếm được lấy từ những diễn đàn/forum lớn nhất, rất hữu ích khi bạn cần nghiên cứu sản phẩm chẳng hạn. Tuy nhiên thông tin dữ liệu chưa nhiều và khá ít kết quả tìm kiếm tiếng Việt. Mẹo: hãy thay đổi cách chọn từ khóa.

4. Feedle (Web): Chỉ tìm kiếm các nội dung có Podcast và hỗ trợ RSS, đồng thời tạo RSS cho kết quả tìm kiếm, đây có thể là một giải pháp thay thế tuyệt vời cho việc thiết lập Thông báo tìm kiếm từ Google cho các từ khóa bạn chọn.

5. Yep (Web): Công cụ tìm kiếm được cập nhật liên tục, chỉ đứng sau Google về dữ liệu kết quả tìm kiếm. Tác giả của Yep chính là Ahrefs, một trong những công cụ SEO hàng đầu trên toàn thế giới kể từ năm 2010.

Dưới đây mình chia sẻ link đăng ký vĩnh viễn một số khoá học về ứng dụng ChatGPT (cập nhật mới nhất các bạn có theo dõi trên Facebook Page nhé. Vì số lượng miễn phí có giới hạn, thường chỉ dành cho khoảng 150–200 đăng ký đầu tiên).

-> Xem thêm: ChatGPT Course Free | Chia sẻ khóa học ChatGPT tổng hợp

Originally published at https://chiasepremium.com on December 6, 2022.

--

--

ChiasePremium

Blog chia sẻ Kiến thức công nghệ và Trải nghiệm tài nguyên số. Hướng dẫn đăng ký và Hỗ trợ sử dụng các loại Tài khoản Premium.